Khi Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) cùng Bộ xây dựng nước này chuẩn bị mở lớp dạy phong thủy vào tháng 10-2005, làn sóng tranh luận bùng lên tức thì. “Thật nực cười” – phát biểu của giáo sư kiến trúc Chen Zhihua thuộc Đại học Thanh Hoa – “Đó là môn khoa học bịp, chỉ giúp bọn lừa đảo kiếm tiền”. Trong thực tế, phong thủy đã thâm nhập cực sâu vào đời sống xã hội Trung Quốc. Ngay ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, người ta cũng tin phong thủy như sấm.
Phong thủy trong làn sóng tranh luận mới
Phong thủy từng có lúc bị xem như trò mê tín dị đoan tại Trung Quốc. Thời Mao Trạch Đông, phong thủy bị xếp xó. Thầy phong thủy có khi bị tử hình. Ngày nay, dù thầy phong thủy vẫn chưa được hành nghề chính thức nhưng thuật phong thủy không vì thế mà vắng mặt trong các công trình xây dựng, từ biệt thự bề thế cho đến căn hộ nhỏ bằng lỗ mũi.
Theo người Trung Quốc, phong thủy đang tồn tại và người ta mặc nhiên chấp nhận sự hiện diện của nó, một cách bán chính thức. Theo nhà nghiên cứu Xu Shaoshan thuộc Trung tâm văn hóa kiến trúc Trung Quốc (cơ quan của Bộ xây dựng) – nơi đề xuất công khai hóa việc giảng dạy phong thủy – nói rằng Trung Quốc nên tự hào, chứ không phải khinh rẻ phong thủy và nên xem nó là di sản lịch sử văn hóa quốc gia. “Nó không phải là trò mê tín dị đoan mà là môn triết học đáng tin cậy” – nhà nghiên cứu Shaoshan phát biểu.
Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của dư luận, trong đó có nhiều ý kiến từ giới trí thức và kinh viện, Bộ xây dựng đã rút khỏi chương trình giảng dạy phổ cập phong thủy tiến hành vào tháng 10-2005. Vấn đề này đang tạo ra sự lúng túng trong dàn xếp đối với Chính phủ Bắc Kinh, nơi hô hào bảo vệ truyền thống dân tộc và giá trị văn hóa lịch sử. Bắc Kinh đối mặt sức ép từ vô số viện nghiên cứu, yêu cầu phải giải thích tại sao Bộ xây dựng lại ủng hộ, thậm chí còn kiếm chác từ chương trình giảng dạy phong thủy.
Khóa học phong thủy có thời gian một tuần, tốn 720 USD, hơn thu nhập một năm của nhiều nông dân Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ xây dựng Bi Jianling biện bạch rằng chương trình phong thủy thuần túy trong khuôn khổ “hội thảo nghiên cứu”.
Phong thủy đúng là đi sâu vào sinh hoạt cộng đồng Trung Quốc. Theo CNN, có đến 70% công trình ở Nam Kinh đều có bóng dáng phong thủy. Ding Houhua, 52 tuổi, quản đốc tại một công ty điện tử ở Nam Kinh, kể rằng khi mình tính đi học phong thủy, vợ ông thoạt đầu phản ứng gay gắt: “Rõ vớ vẩn! Anh không biết đó là trò mê tín sao?”.
Hai ngày sau, Ding Houhua lại rù rì nhắc lại ý định học phong thủy, sau khi biết vợ đã dọ hỏi bà con ở tỉnh Phúc Kiến. Lần này, cô vợ tươi tỉnh ủng hộ! Ding Houhua bắt đầu quan tâm phong thủy hồi còn là sinh viên vật lý Đại học Nam Kinh. Đó là giữa thập niên 1970, khi cuộc Cách mạng Văn hóa gần tàn. Tuy nhiên, ám ảnh Cách mạng Văn hóa đã khiến Ding Houhua không dám thổ lộ niềm tin thuật phong thủy với bạn học. Hiện thời, Ding Houhua chẳng giấu giếm niềm đam mê phong thủy. “Thật xấu hổ cho chúng ta khi để mất những tư tưởng truyền thống tồn tại hàng ngàn năm” – Ding nói.
Dù nghề xem phong thủy chưa được chính thức công nhận nhưng nhiều thầy phong thủy thật ra đang hoạt động gần như công khai. Chen Dong, thầy phong thủy từ Hong Kong, bắt đầu đến Thượng Hải cách đây 5 năm khi cơn sốt xây dựng bùng nổ. Ông thầy 40 tuổi thắt bím đuôi gà này tìm khách hàng từ website riêng (được giới thiệu như chuyên gia về “trang trí nội thất”). Có tháng, Chen Dong phải tính phong thủy đến 10 công trình, với phí 0,7 USD cho mỗi foot vuông (0,0929m²).
Phong thủy trong làn sóng tranh luận mới
Phong thủy từng có lúc bị xem như trò mê tín dị đoan tại Trung Quốc. Thời Mao Trạch Đông, phong thủy bị xếp xó. Thầy phong thủy có khi bị tử hình. Ngày nay, dù thầy phong thủy vẫn chưa được hành nghề chính thức nhưng thuật phong thủy không vì thế mà vắng mặt trong các công trình xây dựng, từ biệt thự bề thế cho đến căn hộ nhỏ bằng lỗ mũi.
Theo người Trung Quốc, phong thủy đang tồn tại và người ta mặc nhiên chấp nhận sự hiện diện của nó, một cách bán chính thức. Theo nhà nghiên cứu Xu Shaoshan thuộc Trung tâm văn hóa kiến trúc Trung Quốc (cơ quan của Bộ xây dựng) – nơi đề xuất công khai hóa việc giảng dạy phong thủy – nói rằng Trung Quốc nên tự hào, chứ không phải khinh rẻ phong thủy và nên xem nó là di sản lịch sử văn hóa quốc gia. “Nó không phải là trò mê tín dị đoan mà là môn triết học đáng tin cậy” – nhà nghiên cứu Shaoshan phát biểu.
Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của dư luận, trong đó có nhiều ý kiến từ giới trí thức và kinh viện, Bộ xây dựng đã rút khỏi chương trình giảng dạy phổ cập phong thủy tiến hành vào tháng 10-2005. Vấn đề này đang tạo ra sự lúng túng trong dàn xếp đối với Chính phủ Bắc Kinh, nơi hô hào bảo vệ truyền thống dân tộc và giá trị văn hóa lịch sử. Bắc Kinh đối mặt sức ép từ vô số viện nghiên cứu, yêu cầu phải giải thích tại sao Bộ xây dựng lại ủng hộ, thậm chí còn kiếm chác từ chương trình giảng dạy phong thủy.
Khóa học phong thủy có thời gian một tuần, tốn 720 USD, hơn thu nhập một năm của nhiều nông dân Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ xây dựng Bi Jianling biện bạch rằng chương trình phong thủy thuần túy trong khuôn khổ “hội thảo nghiên cứu”.
Phong thủy đúng là đi sâu vào sinh hoạt cộng đồng Trung Quốc. Theo CNN, có đến 70% công trình ở Nam Kinh đều có bóng dáng phong thủy. Ding Houhua, 52 tuổi, quản đốc tại một công ty điện tử ở Nam Kinh, kể rằng khi mình tính đi học phong thủy, vợ ông thoạt đầu phản ứng gay gắt: “Rõ vớ vẩn! Anh không biết đó là trò mê tín sao?”.
Hai ngày sau, Ding Houhua lại rù rì nhắc lại ý định học phong thủy, sau khi biết vợ đã dọ hỏi bà con ở tỉnh Phúc Kiến. Lần này, cô vợ tươi tỉnh ủng hộ! Ding Houhua bắt đầu quan tâm phong thủy hồi còn là sinh viên vật lý Đại học Nam Kinh. Đó là giữa thập niên 1970, khi cuộc Cách mạng Văn hóa gần tàn. Tuy nhiên, ám ảnh Cách mạng Văn hóa đã khiến Ding Houhua không dám thổ lộ niềm tin thuật phong thủy với bạn học. Hiện thời, Ding Houhua chẳng giấu giếm niềm đam mê phong thủy. “Thật xấu hổ cho chúng ta khi để mất những tư tưởng truyền thống tồn tại hàng ngàn năm” – Ding nói.
Dù nghề xem phong thủy chưa được chính thức công nhận nhưng nhiều thầy phong thủy thật ra đang hoạt động gần như công khai. Chen Dong, thầy phong thủy từ Hong Kong, bắt đầu đến Thượng Hải cách đây 5 năm khi cơn sốt xây dựng bùng nổ. Ông thầy 40 tuổi thắt bím đuôi gà này tìm khách hàng từ website riêng (được giới thiệu như chuyên gia về “trang trí nội thất”). Có tháng, Chen Dong phải tính phong thủy đến 10 công trình, với phí 0,7 USD cho mỗi foot vuông (0,0929m²).
Khách sạn Jinling (Kim Lang Phạn Điếm) ở Nam Kinh (Trung Quốc).
Làm sao loại bỏ được phong thủy!
Theo Chen Dong, Thượng Hải là nơi có thế phong thủy cực tốt, đặc biệt với dòng Dương Tử chảy ra biển đi ngang Thượng Hải (trong phong thủy, nước là yếu tố cực kỳ quan trọng). Và khắp Trung Quốc, chẳng khó khăn gì khi tìm kiếm một tòa nhà thuộc nhà nước được thiết kế dựa theo sự chi phối của thuật phong thủy. Khách sạn Jinling (Kim Lang Phạn Điếm) 36 tầng, tòa nhà cao nhất Trung Quốc (thuộc quản lý nhà nước), có nhiều chi tiết liên quan phong thủy: cửa chính đối mặt hướng Nam để tránh gió Bắc; trần nhà cao để được “vượng khí” và quầy thu ngân hướng về Đông Nam để phát lộc phát tài.
Có người kể, hồi công trình được xây, người ta từng rắc vàng bột lên công trường bởi thầy phong thủy yêu cầu như vậy. Nhân viên Yao Qing tại Kim Lăng cho biết thêm, máy tính trong nhiều phòng làm việc ở khách sạn đều đặt cách xa cửa sổ, do (quan niệm) tránh để “tiền của” bị rơi ra ngoài! Nhìn chung, “văn hóa phong thủy” trước mắt đem lại tài lộc cho các thầy phong thủy. BBC cho biết, thầy phong thủy có đẳng cấp tên tuổi có thể kiếm được 200.000-300.000 nhân dân tệ/năm (25.000-37.000 USD) và thầy loại siêu đẳng có thể kiếm 1 triệu nhân dân tệ/năm (123.300 USD).
Không ví dụ nào điển hình cho “mốt” phong thủy bằng công trình Hong Kong Disneyland. Vị trí xây Hong Kong Disneyland cũng được chọn cẩn thận, trong một địa hình có thế “hổ phục-long ẩn”. Kích thước cổng chính được tính bằng thước Lỗ Ban.
Khách sạn Disney’s Hollywood và khách sạn Hong Kong Disneyland trong quần thể khu giải trí đều có hồ nước đặt hướng Tây Nam. Cổng chính mỗi khách sạn cũng như tất cả cửa ra vào đều được xây cực to để có khí vượng. Không khách sạn nào trong quần thể có tầng bốn hoặc phòng số bốn (nhảy số từ 3 lên 5) bởi “tứ” (bốn) đọc nghe như “tử” (chết). Sảnh phòng khiêu vũ (Grand Ballroom) ở khách sạn Hong Kong Disneyland có diện tích chính xác 888 m², và 8 cũng là số nhà hàng trong khu giải trí này. Phải chăng do trong văn hóa Trung Quốc, số 8 hàm chứa nhiều ý tưởng tốt (?), chẳng hạn Kinh bát nhã; Bát bộ kim cương (8 vị Bồ Tát trong Phật giáo); Bát đại hành tinh…
Các đóa sen pha lê trong khách sạn Hong Kong Disneyland đều chứa 5 yếu tố cơ bản (ngũ hành) – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có tất cả 2.238 đóa sen trong khách sạn - con số mà khi đọc theo tiếng Quảng Đông sẽ nghe âm giống như “dễ dễ phát tài”.
Khách bước vào nhà hàng trong Hong Kong Disneyland đều băng ngang cái hồ ảo (với con cá ảo được tạo từ máy tính “tóe nước” lên chân khách). Quán bar cũng có hình ảnh tượng trưng ngũ hành (gỗ và kim loại được dùng làm bàn ghế và các đóa sen tượng trưng cho thổ). Trong tất cả khu vực nấu ăn ở khu quần thể giải trí, bếp luôn được đặt ở hướng nhất định. Có nhiều tảng đá được “dằn” rải rác khu quần thể để tăng tính ổn định, chưa kể nhiều ngọn núi giả có mặt khắp nơi. Ngoài ra, có rất nhiều nước (hồ, suối, thác…).
Ngay ở cổng chính, người ta cũng thấy hình ảnh chú chuột Mickey “lướt sóng” trên tia nước bắn lên từ con cá voi giả. Bậc thầy phong thủy Peter So, dù không tham gia công trình, đã đánh giá rất cao thiết kế phong thủy của khu giải trí Hong Kong Disneyland. “Chức năng cái đài nước là tạo ra sự phát đạt. Quan trọng hơn, nó có vai trò ngăn hướng nhìn thẳng vào con đường chính dẫn vào công viên” – Peter So nói.
Những con đường uốn lượn cũng giúp khí chảy thông suốt hơn so với con lộ thẳng tắp – So cho biết. Ngay việc chọn ngày khai trương (12-9-2005) cũng được tính cẩn thận. Theo lịch Trung Quốc, 12-9 là ngày may mắn cho khai trương, tổ chức đại tiệc (cưới hỏi…) hoặc dời nhà. Chưa hết, người ta thấy màu đỏ khắp nơi.
Và cuối cùng, một số cấm kỵ trong văn hóa dân gian Trung Quốc tất nhiên không được hiện diện ở Hong Kong Disneyland. Chẳng hạn, đồng hồ không được bán trong các cửa hàng lưu niệm. Theo người Trung Quốc, việc tặng đồng hồ là điều tối kỵ bởi cụm từ “cho/tặng đồng hồ” đọc lên nghe giống như “đi đám tang”.
Theo Chen Dong, Thượng Hải là nơi có thế phong thủy cực tốt, đặc biệt với dòng Dương Tử chảy ra biển đi ngang Thượng Hải (trong phong thủy, nước là yếu tố cực kỳ quan trọng). Và khắp Trung Quốc, chẳng khó khăn gì khi tìm kiếm một tòa nhà thuộc nhà nước được thiết kế dựa theo sự chi phối của thuật phong thủy. Khách sạn Jinling (Kim Lang Phạn Điếm) 36 tầng, tòa nhà cao nhất Trung Quốc (thuộc quản lý nhà nước), có nhiều chi tiết liên quan phong thủy: cửa chính đối mặt hướng Nam để tránh gió Bắc; trần nhà cao để được “vượng khí” và quầy thu ngân hướng về Đông Nam để phát lộc phát tài.
Có người kể, hồi công trình được xây, người ta từng rắc vàng bột lên công trường bởi thầy phong thủy yêu cầu như vậy. Nhân viên Yao Qing tại Kim Lăng cho biết thêm, máy tính trong nhiều phòng làm việc ở khách sạn đều đặt cách xa cửa sổ, do (quan niệm) tránh để “tiền của” bị rơi ra ngoài! Nhìn chung, “văn hóa phong thủy” trước mắt đem lại tài lộc cho các thầy phong thủy. BBC cho biết, thầy phong thủy có đẳng cấp tên tuổi có thể kiếm được 200.000-300.000 nhân dân tệ/năm (25.000-37.000 USD) và thầy loại siêu đẳng có thể kiếm 1 triệu nhân dân tệ/năm (123.300 USD).
Không ví dụ nào điển hình cho “mốt” phong thủy bằng công trình Hong Kong Disneyland. Vị trí xây Hong Kong Disneyland cũng được chọn cẩn thận, trong một địa hình có thế “hổ phục-long ẩn”. Kích thước cổng chính được tính bằng thước Lỗ Ban.
Khách sạn Disney’s Hollywood và khách sạn Hong Kong Disneyland trong quần thể khu giải trí đều có hồ nước đặt hướng Tây Nam. Cổng chính mỗi khách sạn cũng như tất cả cửa ra vào đều được xây cực to để có khí vượng. Không khách sạn nào trong quần thể có tầng bốn hoặc phòng số bốn (nhảy số từ 3 lên 5) bởi “tứ” (bốn) đọc nghe như “tử” (chết). Sảnh phòng khiêu vũ (Grand Ballroom) ở khách sạn Hong Kong Disneyland có diện tích chính xác 888 m², và 8 cũng là số nhà hàng trong khu giải trí này. Phải chăng do trong văn hóa Trung Quốc, số 8 hàm chứa nhiều ý tưởng tốt (?), chẳng hạn Kinh bát nhã; Bát bộ kim cương (8 vị Bồ Tát trong Phật giáo); Bát đại hành tinh…
Các đóa sen pha lê trong khách sạn Hong Kong Disneyland đều chứa 5 yếu tố cơ bản (ngũ hành) – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có tất cả 2.238 đóa sen trong khách sạn - con số mà khi đọc theo tiếng Quảng Đông sẽ nghe âm giống như “dễ dễ phát tài”.
Khách bước vào nhà hàng trong Hong Kong Disneyland đều băng ngang cái hồ ảo (với con cá ảo được tạo từ máy tính “tóe nước” lên chân khách). Quán bar cũng có hình ảnh tượng trưng ngũ hành (gỗ và kim loại được dùng làm bàn ghế và các đóa sen tượng trưng cho thổ). Trong tất cả khu vực nấu ăn ở khu quần thể giải trí, bếp luôn được đặt ở hướng nhất định. Có nhiều tảng đá được “dằn” rải rác khu quần thể để tăng tính ổn định, chưa kể nhiều ngọn núi giả có mặt khắp nơi. Ngoài ra, có rất nhiều nước (hồ, suối, thác…).
Ngay ở cổng chính, người ta cũng thấy hình ảnh chú chuột Mickey “lướt sóng” trên tia nước bắn lên từ con cá voi giả. Bậc thầy phong thủy Peter So, dù không tham gia công trình, đã đánh giá rất cao thiết kế phong thủy của khu giải trí Hong Kong Disneyland. “Chức năng cái đài nước là tạo ra sự phát đạt. Quan trọng hơn, nó có vai trò ngăn hướng nhìn thẳng vào con đường chính dẫn vào công viên” – Peter So nói.
Những con đường uốn lượn cũng giúp khí chảy thông suốt hơn so với con lộ thẳng tắp – So cho biết. Ngay việc chọn ngày khai trương (12-9-2005) cũng được tính cẩn thận. Theo lịch Trung Quốc, 12-9 là ngày may mắn cho khai trương, tổ chức đại tiệc (cưới hỏi…) hoặc dời nhà. Chưa hết, người ta thấy màu đỏ khắp nơi.
Và cuối cùng, một số cấm kỵ trong văn hóa dân gian Trung Quốc tất nhiên không được hiện diện ở Hong Kong Disneyland. Chẳng hạn, đồng hồ không được bán trong các cửa hàng lưu niệm. Theo người Trung Quốc, việc tặng đồng hồ là điều tối kỵ bởi cụm từ “cho/tặng đồng hồ” đọc lên nghe giống như “đi đám tang”.
Tin hay không?
Khoảng đầu thế kỷ 19, phong thủy bắt đầu đổ bộ vào Mỹ theo chân di dân Hoa kiều. Khu vực Bốn Góc (Four Corners) ở New York, từng là khu ổ chuột Hoa kiều, đã được xây theo “bản vẽ” phong thủy. Giới làm rượu nho ở Mỹ xem thầy phong thủy như thần và nghề phong thủy ở Mỹ phát đạt không thua gì bà con gần của nó là xủ quẻ đoán vận. Sách phong thủy xuất hiện như nấm. Tất nhiên ở châu Á, phong thủy chẳng xa lạ gì.
Thử xem một bài báo trên tờ Manila Bulletin mang tựa “Feng Shui in the kitchen” (Thuật phong thủy trong nhà bếp) để có thể thấy ảnh hưởng phong thủy trong đời sống cộng đồng châu Á như thế nào. Theo bài báo, thầy phong thủy Malaysia Lilian Tokyo thuộc tổ chức Thế giới phong thủy, tác giả quyển Phong thủy cho nội thất, đã dạy như sau: Chớ treo ảnh gia đình hoặc ảnh động vật trong nhà bếp; Chớ dùng màu đỏ làm màu chủ đạo trong nhà bếp; Chớ xây nhà bếp ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà; Chớ đặt bếp lò ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà; Thùng gạo phải luôn được đậy kín (đương nhiên rồi, nếu không chuột vào thì sao!); Nhà bếp không được hướng mặt ra cửa chính; Phòng vệ sinh và phòng tắm (trên lầu) không được nằm đè ngay vị trí nhà bếp; Cửa phòng vệ sinh không được mở thẳng ra nhà bếp…
Tờ Bella Online còn dạy thêm một số vấn đề phong thủy liên quan việc tặng quà (Feng Shui gifts). Theo đó, cây có lá hình trái tim luôn được xem là vạn phúc vạn lợi. Vào dịp tết, tốt nhất là tặng thân tre. Nến cũng là quà tặng có giá trị phong thủy (nến là hỏa mà)…
Khoảng đầu thế kỷ 19, phong thủy bắt đầu đổ bộ vào Mỹ theo chân di dân Hoa kiều. Khu vực Bốn Góc (Four Corners) ở New York, từng là khu ổ chuột Hoa kiều, đã được xây theo “bản vẽ” phong thủy. Giới làm rượu nho ở Mỹ xem thầy phong thủy như thần và nghề phong thủy ở Mỹ phát đạt không thua gì bà con gần của nó là xủ quẻ đoán vận. Sách phong thủy xuất hiện như nấm. Tất nhiên ở châu Á, phong thủy chẳng xa lạ gì.
Thử xem một bài báo trên tờ Manila Bulletin mang tựa “Feng Shui in the kitchen” (Thuật phong thủy trong nhà bếp) để có thể thấy ảnh hưởng phong thủy trong đời sống cộng đồng châu Á như thế nào. Theo bài báo, thầy phong thủy Malaysia Lilian Tokyo thuộc tổ chức Thế giới phong thủy, tác giả quyển Phong thủy cho nội thất, đã dạy như sau: Chớ treo ảnh gia đình hoặc ảnh động vật trong nhà bếp; Chớ dùng màu đỏ làm màu chủ đạo trong nhà bếp; Chớ xây nhà bếp ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà; Chớ đặt bếp lò ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà; Thùng gạo phải luôn được đậy kín (đương nhiên rồi, nếu không chuột vào thì sao!); Nhà bếp không được hướng mặt ra cửa chính; Phòng vệ sinh và phòng tắm (trên lầu) không được nằm đè ngay vị trí nhà bếp; Cửa phòng vệ sinh không được mở thẳng ra nhà bếp…
Tờ Bella Online còn dạy thêm một số vấn đề phong thủy liên quan việc tặng quà (Feng Shui gifts). Theo đó, cây có lá hình trái tim luôn được xem là vạn phúc vạn lợi. Vào dịp tết, tốt nhất là tặng thân tre. Nến cũng là quà tặng có giá trị phong thủy (nến là hỏa mà)…
(Theo SGGP Online)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét