Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Dự luật giải cứu thị trường Mỹ: Chết trên chấm phạt đền

Thị trường tài chính toàn nước Mỹ đã trải qua những giây phút sững sờ và một ngày ác mộng. Bất ngờ vào phút chót, đại kế hoạch 700 tỷ USD giải cứu thị trường đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu đầy kịch tính tại Hạ viện vào ngày thứ Hai 29/9.

Một nhà môi giới ôm mặt trước màn hình truyền hình trực tiếp (ảnh: AP)

Ngay trước cuộc bỏ phiếu, thị trường tràn trề hy vọng với những lời tuyên bố mạnh mẽ của Chính phủ, của Tổng thống Bush, của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cả chữ ký của các lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Hạ viện vào bản dự thảo. 

Hầu như tất cả các kênh truyền hình chính của Mỹ đã quay ống kính vào Hạ viện để tường thuật trực tiếp cuộc bỏ phiếu. Tất cả bị bất ngờ.

Diễn tiến nối tiếp nhau trên thị trường và trong Quốc hội làm cho buổi tường thuật căng như tường thuật trận bóng đá. Các phát thanh viên và bình luận viên nói hối hả không kịp lấy hơi.

Và kết quả là cái chết trên chấm phạt đền. Vào phút 90!

Đại kế hoạch giải cứu trị giá 700 tỷ USD đã bị Hạ viện bỏ phiếu nói "không" với số phiếu phản đối là 228, số phiếu thuận là 205, trong khi dự luật cần 274 phiếu thuận để được thông qua.

Quang cảnh Hạ viện rất mất trật tự khi các nghị sĩ cố gắng thuyết phục nhau đến giây cuối cùng. Thị trường chứng khoán còn hỗn loạn hơn. Tất cả các màn hình chứng khoán đỏ rực. 

Trước thềm Hạ viện sau cuộc bỏ phiếu, cuộc trách móc đổ lỗi đã bắt đầu ngay trước mặt báo giới. Một nghị sĩ đảng Dân chủ buộc tội các thành viên đảng Cộng hòa là "thiếu trách nhiệm" và "không yêu nước". Một nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích bà Chủ tịch Hạ viện (thuộc đảng Dân chủ) là "vai trò lãnh đạo quá kém" khi bà tổ chức cuộc bỏ phiếu mà không lường trước có đến 94 phiếu chống đến từ đảng của mình.

Thị trường sững sờ (ảnh: AP)

Thị trường tuyệt vọng

Hy vọng trước khi bỏ phiếu bao nhiêu, thì thất vọng với cuộc bỏ phiếu bấy nhiêu. Theo dõi trên truyền hình trực tiếp, thị trường đã thấy kết quả thất bại trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, vì ngay từ đầu và trong suốt quá trình bỏ phiếu, liên tục các phiếu chống vẫn chiếm ưu thế. 

Theo kế hoạch, dự luật giải cứu sẽ được bỏ phiếu ở Thượng viện vào ngày thứ Tư. Nhưng đến nay kế hoạch này có lẽ sẽ phải hoãn lại, vì cuộc bỏ phiếu đó chẳng có ý nghĩa gì một khi dự luật không qua được Hạ viện. 

Hiện tại, các Hạ nghị sĩ đang lên kế hoạch cho lần bỏ phiếu thứ hai. Tuy nhiên, hy vọng của thị trường vào dự luật đã giảm mất quá nhiều, thể hiện qua giá chứng khoán.

Phản ứng: một cơn ác mộng

Chỉ số Dow Jones vào lúc 2 giờ chiều giảm mất 10,5%, đến cuối ngày mất 7%, mức giảm chưa từng có trong lịch sử của chỉ số này. 

Chỉ số S&P 500 giảm 7% ngay sau cuộc bỏ phiếu, đóng cửa ở mức giảm 8,8%, đây là kỷ lục giảm trong một ngày kể từ năm 1987, để mang chỉ số này về mặt bằng tháng 10/2004. 

Chỉ số Nasdaq giảm 9,14% vào lúc đóng cửa. 

Chỉ số MSCI World Index của 23 thị trường phát triển mất 6,9%, mức giảm mạnh nhất trong 22 năm. 

Tệ hại nhất là chỉ số S&P Financial, giảm hơn 12% sau cuộc bỏ phiếu và 11% khi thị trường đóng cửa. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi chỉ số này được thiết lập năm 1989. Trong đó, nhiều tổ chức tài chính như Sovereign Bancorp giảm 72%, National City giảm hơn 63%... Hai đại gia chứng khoán lớn nhất còn lại trên thị trường là Goldman Sachs và Morgan Stanley cùng chung mức giảm 12%.

Bình quân toàn thị trường New York, cứ 1 cổ phiếu tăng giá thì có 25 cổ phiếu khác giảm giá. Theo ước tính của Bloomberg, thị trường chứng khoán Mỹ mất 1,1 ngàn tỷ USD trong một ngày, nhiều hơn gấp rưỡi số tiền giải cứu vừa bị Hạ viện bác bỏ.

Chủ tịch tập đoàn tài chính Waddell & Reed đang quản lý 70 tỷ USD, ông Henry Herrmann nói "Họ đã làm điều tổn thất không thể tưởng tượng nổi."

Một nhà môi giới cao cấp của Global Investors quản lý 5 tỷ USD, ông Michael Nasto thốt lên "Một cơn ác mộng - Điều tồi tệ nhất kể từ đầu cuộc khủng hoảng. Chừng nào chúng tôi chưa biết chính xác tại sao dự luật bị bác, chúng tôi sẽ còn bán tháo."

Sự thất vọng của thị trường đẩy giá dầu thô tại thị trường New York đã giảm 9,8% xuống 96 USD/thùng, trong ngày có lúc xuống đến 95 USD/thùng. 

Cũng giống như tuần trước khi các thành viên Cộng hòa trong Quốc hội tẩy chay thảo luận kế hoạch, nhiều nhà đầu tư lao đi tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho tiền của mình. Kết quả là giá vàng và giá trái phiếu Chính phủ cùng tăng mạnh. 

Khi có kết quả cuộc bỏ phiếu, hầu hết các thị trường chứng khoán chính của châu Á và châu Âu đều đã đóng cửa. Vì vậy, còn phải chờ đến ngày thứ Ba để xem mức độ phản ứng, dự kiến sẽ tiêu cực không kém so với thị trường Mỹ.

(Theo VietnamNet)

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2008

Những trò lừa và tin đồn xáo động người dùng Yahoo tại VN

Nếu không chuyển nhà sang 360plus thì sẽ không giữ được nội dung blog bên Yahoo 360, mỗi tin nhắn qua Yahoo Messenger là người dùng đã đóng góp 200 đồng cứu em bé bị bệnh hay tình trạng cướp nick lừa tiền đang làm điên đầu cư dân mạng.

Cách đây khoảng 2 tuần, mạng xã hội dành cho người Việt 360plus đưa ra thông báo: "360plus hỗ trợ cho các bạn một giải pháp để chuyển nội dung blog từ 360° sang. Bạn vẫn có thể tiếp tục viết blog trên 360plus cả khi 360° tạm ngưng phục vụ. Nhưng vui lòng lưu ý rằng bạn sẽ không thể chuyển dữ liệu từ 360° sang 360plus sau khi 360° đã ngưng phục vụ". 

Suy đoán rằng nhóm phát triển 360plus đang "úp mở" về chuyện Yahoo 360 sắp đóng cửa và lo sợ công sức mình đầu tư cho blog thời gian qua sẽ tiêu tan, nhiều người vội vã rủ nhau dọn sang 360plus dù vừa chuyển vừa... kêu ca. "Quen dùng Yahoo 360 rồi nên thấy 360plus lạ lẫm quá, lại nhiều tính năng rắc rối nữa, nhưng sợ mất nội dung lắm nên cũng đành thôi", blogger Thỏ trắng giải thích. 

Tuy nhiên, đại diện của Yahoo Việt Nam khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt: "Yahoo 360 là sản phẩm do nhóm chuyên gia bên Mỹ phát triển, không liên quan đến 360plus dành riêng cho cộng đồng blogger trong nước. Theo kế hoạch, cuối năm nay, người dùng 360 sẽ được chuyển sang hệ thống toàn cầu Yahoo Profile mới và vẫn bảo toàn được mọi bài viết cũng như danh sách bạn bè cũ". Hơn nữa, trước khi dừng dịch vụ 360, Yahoo sẽ có thông báo chính thức đến các thành viên (tương tự như người sử dụng Yahoo Mash được thông tin trước 1 tháng). 

Yahoo tài trợ qua tin nhắn 

Những thông điệp tương tự thế này đã xuất hiện từ cuối những năm 90 nhưng số người mắc bẫy không vì thế mà giảm đi: "Xin chào, tôi là Anh Việt. Thời gian vừa rồi bác sĩ phát hiện con tôi bị ung thư não. Vợ chồng tôi ko có đủ tiền để trả viện phí. Chúng tôi đã thiết tha nhờ tới Yahoo và họ đã đồng ý trợ giúp 200 đồng cho mỗi tin nhắn được gửi đi. Vì vậy, hãy giúp đỡ chúng tôi bằng cách gửi đến những người mà bạn biết".

Nhiều người đã động lòng trước những nội dung vô bổ trên và tốn thời gian spam bạn bè có trong danh sách chat, nhất là khi nhận được thông điệp đe dọa rằng nếu không thực hiện theo hướng dẫn, họ hoặc người thân sẽ gặp rủi ro. 

Không chỉ ở Việt Nam, người dùng trên thế giới cũng bị làm phiền vì những trò lừa tương tự, chẳng hạn: "Tập đoàn Microsoft muốn đảm bảo Internet Explorer vẫn là trình duyệt thống trị, do đó họ sẽ trả tiền cho mỗi e-mail bạn forward cho người khác"... 

Cướp nick chat để trục lợi 

Một tuần nay, lớp báo in thuộc K24, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) xôn xao vì chuyện bốn thành viên bị lừa lấy mật khẩu truy cập tài khoản Yahoo. "Bắt đầu từ một bạn bị mất password không rõ nguyên nhân, kẻ lừa đảo đã dùng nick đó chat với các bạn khác trong lớp, nói dối rằng hòm thư của mình bị lỗi nên muốn mượn tài khoản một lát để gửi ảnh gấp", một thành viên của lớp này kể lại. "Những người khác còn bị hắn nhờ nạp tiền vào điện thoại hộ với lý do đang cần gọi điện nhưng lại hết tiền. Rất may, lớp em đã kịp thông báo cho nhau nên chưa ai bị mắc lừa".

Đa số nạn nhân mất mật khẩu đều bị lừa theo một chiêu: một nick quen thuộc (của bạn bè, người thân) vào chat và mượn hòm thư vài phút để gửi e-mail quan trọng nên thường tin tưởng đưa ngay password. 

Mất hòm thư Yahoo Mail đồng nghĩa với việc người sử dụng không thể đăng nhập vào Yahoo Messenger, Yahoo 360, Flickr và những tài khoản Yahoo khác. Nạn nhân không chỉ cảm thấy tiếc vì bị tước một phương tiện liên lạc đã gắn bó với họ từ lâu mà còn canh cánh nỗi lo kẻ xấu sẽ dùng tài khoản đó để làm những chuyện tồi tệ: đăng ảnh đồi trụy và tung tin xấu trên chính blog của nạn nhân, chat với bạn bè của họ bằng ngôn ngữ tục tĩu hoặc nhờ nạp tiền vào tài khoản với lời hứa sẽ trả ngay hôm sau... 

Cư dân mạng hiện chỉ biết nhắc nhở nhau cẩn thận trước những lời đề nghị đáng ngờ và cách hiệu quả nhất là thử gọi điện trực tiếp để kiểm tra.

(Theo Hải Nguyên - VNExpress)


A new day has come - Celine Dion



A new day...ohhhh
A new day...ohhhh

I was waiting for so long
For a miracle to come
Everyone told me to be strong
Hold on, and don't shed a tear

Through the darkness and good times
I knew I'd make it through
And the world thought I had it all
But I was waiting for you

Hush, now
I see a light in the sky, (oh),
It's almost blinding me
I can't believe
I've been touched by an angel with love

Let the rain come down and wash away my tears
Let it feel my soul and drown my fears
Let it shatter the walls for a new new sun...
A new day has come

Where it was dark now there's light
Where there was pain now there's joy
Where there was weakness, I found my strength
All in the eyes of a boy

Hush, now
I see a light in the sky, (oh),
It's almost blinding me
I can't believe
I've been touched by an angel with love

Let the rain come down and wash away my tears
Let it feel my soul and drown my fears
Let it shatter the walls for a new new sun...
A new day has...

Let the rain come down and wash away my tears
Let it feel my soul and drown my fears
Let it shatter the walls for a new new sun...
A new day has come

Hush, now
I see a light in your eyes
All in the eyes of a boy

I can't believe
I've been touched by an angel with love

I can't believe
I've been touched by an angel with love

Hush, now
(A new day)
Hush, now
(A new day)

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2008

Thêm 2 cao ốc ở Saigon Centre

Công ty Keppel Land Watco I - chủ đầu tư dự án khu phức hợp Saigon Centre với quy mô 2 ha, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM - mới công bố: Sắp tới khu Saigon Centre sẽ được phát triển thành trung tâm tài chính và là một trong những công trình điểm nhấn của TP.HCM.

Thiết kế ý tưởng cho Saigon Centre gồm 2 cao ốc. Cao ốc thứ nhất cao 88 tầng bao gồm khu thương mại bán lẻ cao cấp, văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao. Cao ốc thứ 2 cao 66 tầng có khu thương mại bán lẻ, được kết nối với cao ốc 88 tầng. Để bảo đảm đây không chỉ là tòa nhà với chức năng thương mại thuần túy mà còn có khả năng nâng tầm thành một trong những công trình kiến trúc có tầm quốc tế, chủ đầu tư dự định những tầng cao nhất của tòa cao ốc 88 tầng sẽ được bố trí tháp quan sát và viện bảo tàng.

Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp 32.500m2 gồm 11 tầng cho khu văn phòng, 3 tầng cho khu thương mại bán lẻ, 89 căn hộ cao cấp cho thuê, một trung tâm kinh doanh... 100% diện tích văn phòng làm việc, khu vực thương mại, căn hộ đã được khách hàng thuê.

Nhạc phim "Bỗng dưng muốn khóc"

Ta thuộc về nhau
Minh Thư




Giây phút này

Minh Thư - Lam Trường

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2008

ANZ, Morgan Stanley nhận định về kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu ổn định là nhận định của các chuyên gia phân tích tại các Ngân hàng ANZ (Úc) và Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ), trong những báo cáo được công bố mới đây.

Thuận lợi hơn cho kinh tế vĩ mô

Theo ông Paul Gruenwald, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng ANZ, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu ổn định và tự tin với quá trình tái cơ cấu. Lạm phát đã lên đến đỉnh điểm, thâm hụt thương mại đang được cải thiện và thị trường tiền tệ đang vận hành hiệu quả. Rủi ro đáng chú ý nhất là sự ổn định trong các cân đối vĩ mô.

Lạm phát vẫn gia tăng trong tháng 8, lên mức 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu trong nước có xu hướng suy yếu. Cũng trong tháng 8, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 30% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp tỷ lệ lạm phát cao, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ còn ở mức 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tăng trưởng thương mại trong tháng 8 tiếp tục được cải thiện. Tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục mạnh mẽ ở mức 39,1%, dẫn đầu là gạo và dầu thô. Tăng trưởng nhập khẩu giảm, xuống mức 54,1%, dẫn đầu sự sụt giảm là ôtô, thép và xăng. Quan trọng nhất, tính trên cơ sở 12 tháng, thâm hụt thương mại đã có dấu hiệu giảm đáng kể.

Tỷ giá giao ngay của đồng USD trong tháng 8 cũng chỉ còn ở mức 16.600-16.800 VND/USD. Thêm vào đó, tính thanh khoản của thị trường liên ngân hàng đã được cải thiện rõ nét. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn 12 tháng đã giảm xuống mức 18.800-19.200 VND/USD, thấp hơn tỷ giá giao ngay khoảng 11%.

Chỉ số chứng khoán chủ chốt VN-Index trong tháng 8 đã tăng hơn 20% và cao hơn mức giữa tháng 6 khoảng 50%, nhưng vẫn thấp hơn đỉnh cao kỷ lục của tháng 10 năm ngoái khoảng 50%. Tương tự, chỉ số HASTC-Index cũng thêm được hơn 30% trong tháng 8 nhưng vẫn thấp hơn đỉnh cao kỷ lục một nửa.

Ông Paul Gruenwald nhận định rằng, các biện pháp đã áp dụng trong tháng 6 nên tiếp tục được duy trì một cách hợp lý để giữ ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu. Rủi ro đáng chú ý đối với Việt Nam sẽ là sự buông lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ quá sớm.

Còn theo ông Tamara Henderson, chuyên gia về chính sách lãi suất và tỷ giá của Ngân hàng ANZ, các biện pháp đối phó khủng hoảng của Chính phủ Việt Nam đã đúng hướng. Tuy nhiên, áp lực đối với những khoản nợ kém chất lượng trên thị trường tiền tệ có thể phải mất thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa. 

Vì nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở khá rộng, trong khi các thị trường toàn cầu vẫn tập trung vào tăng trưởng trong quý 2, cần tiếp tục kiểm soát chặt đồng nội tệ cho đến cuối năm nay.

Về chính sách hối đoái, ANZ nhận định, vị trí đối ngoại của Việt Nam vẫn còn yếu, thâm hụt cán cân vãng lai tương đương với 10% GDP. Sự ổn định dài hạn của Việt Nam là rất đáng chú ý. Tỷ giá USD/VND đến cuối năm nay có thể ổn định ở mức 16.400 VND/USD. 

Về chính sách lãi suất, mặc dù lạm phát gần đến mức 30% và lãi suất tiết kiệm đã ở mức thực âm, sự suy giảm triển vọng của các nền kinh tế toàn cầu có thể mang lại lợi thế cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư.

Morgan Stanley dự báo thời điểm giảm lãi suất cơ bản

Cuối tháng 8, các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley cũng đưa ra nhận định về 3 điểm nổi bật của kinh tế vĩ mô xét từ góc độ chính sách tiền tệ.

Thứ nhất, tỷ lệ lạm phát đã được kiềm giữ đáng kể. 

Thứ hai, sức ép cán cân thanh toán đã bớt nặng nề do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước chậm lại và sụt giảm nhu cầu đầu cơ. 

Trong tháng 7, mức nhập khẩu thép đã giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường bất động sản đã bớt nóng; nhập khẩu ôtô giảm 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái do chính sách thuế đối với mặt hàng này. Nhu cầu về vàng đã từng tăng 55% trong nửa đầu năm 2008 nhưng lệnh cấm nhập khẩu vàng có thể làm giảm áp lực nhập khẩu. 

Kết quả là, thâm hụt thương mại đã giảm từ đỉnh cao 49,5% GDP trong tháng 4 xuống 17,7% GDP trong tháng 7.

Thứ ba, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khá ổn định. Các nhà đầu tư vẫn tin vào câu chuyện cấu trúc dài hạn của Việt Nam, bất chấp những khó khăn vĩ mô trong nửa đầu năm 2008. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, FDI cam kết từ tháng 4 đến tháng 7 là 39 tỷ USD.

Tương tự, lượng vốn FDI được giải ngân trong thời gian này là 4,3 tỷ USD, trong khi con số của quý 1 chỉ là 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, khu vực ngân hàng vẫn chưa thực sự hồi phục. Với chính sách thắt chặt tiền tệ, sức ép đối với khu vực này vẫn còn. Ở cấp độ vi mô, mặt bằng lãi suất mới đang dần được thiết lập. Động lực tăng trưởng kinh tế đã từng dựa dẫm nhiều vào cơ chế tín dụng dễ dãi trong thời gian trước. 

Hiện nay hệ thống trung gian đang gặp căng thẳng. Lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao, cho thấy điều kiện thanh khoản vẫn còn hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng đến các ngân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh, có nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Morgan Stanley cũng nhận định rằng, vẫn còn quá sớm để Ngân hàng Nhà nước tính đến chuyện cắt giảm lãi suất đáng kể. Các điều kiện thanh khoản vẫn còn khó khăn vì lạm phát cao và chính sách lãi suất thực âm có lợi cho người đi vay hơn người cho vay.

Ngân hàng của Mỹ này cũng đề xuất hai mục tiêu quan trọng trong chính sách mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tính đến khi quyết định cắt giảm lãi suất: 

Thứ nhất, lạm phát phải giảm tương đối để lãi suất trở về mức thực dương; 

Thứ hai, điều kiện thanh khoản của khu vực ngân hàng đã được cải thiện rõ nét, khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi được thu hẹp và lãi suất liên ngân hàng giảm. 

Bản báo cáo dự đoán, điều này sẽ xảy ra sớm nhất là quý 1/2009.
(Theo VnEconomy)